Tác Dụng Và Lưu Ý Khi
Nền móng vững chắc là nền tảng khiến các công trình hoàn thiện trở nên kiên cố. Do vậy, nhiều chủ thầu xây dựng thường nhờ cậy đến cát san lấp, loại vật liệu xây dựng rẻ tiền, đáp ứng tốt trong quá trình loại bỏ bớt các yếu tố suy yếu không mong muốn. Trên thực tế, đây là sản phẩm rất phổ biến.
Cát san lấp, còn gọi là cát lấp hoặc cát san lấp mặt bằng, là một trong những loại cát xây dựng được khai thác từ nguồn sông và biển. Sản phẩm được sử dụng với mục đích nâng nền, san lấp mặt bằng, tạo mặt bằng.
-
Tác dụng của cát san lấp với công trình xây dựng
– Giảm áp lực công trình truyền xuống đến trị số mà nền đất yếu có thể chịu đựng được, đẩy nhanh quá trình cố kết của đất nền
– Cát san lấp được nén chặt, có tác dụng tăng lực ma sát, tăng khả năng chống trượt, do đó, nó làm tăng tính ổn định của công trình.
– Lớp đệm nền đất bằng cát san lấp có tác dụng thay thế lớp đất yếu nằm trực tiếp dưới đáy móng. Đệm lấp đóng vai trò như một lớp chịu tải, tiếp thu tải trọng công trình và truyền tải trọng đó các lớp đất yếu bên dưới.
– Giảm được chiều sâu chôn móng nên giảm được khối lượng vật liệu làm móng
– Giảm được độ lún và chênh lệch lún của công trình vì có sự phân bộ lại ứng suất do tải trọng ngoài gây ra trong nền đất dưới tầng đệm cát.
-
Lưu ý khi chọn và dùng loại này
– Nên chú ý đến mức % lẫn tạp chất, pha đất của sản phẩm.
– Để sử dụng, người ta thường đào bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp đất yếu và thay thế vào đó là lớp cát san lấp được tiến hành đầm chặt. Nhờ vậy, phần móng của công trình xây dựng sẽ vững chắc hơn. Phạm vi áp dụng tốt nhất khi lớp đất yếu có chiều dày bé hơn 3m.
– Không nên sử dụng khi nền đất có mực nước ngầm cao và nước có áp. Vì sẽ tốn kém về việc hạ mực nước ngầm và đệm cát sẽ kém ổn định.
Tin tức khác